Trong một tập thể lớp, bên cạnh những em học sinh ngoan hiền, chăm học thì cũng có một vài em hơi quậy phá và nghịch ngợm (mọi người thường gọi là học sinh cá biệt). Các em này thường làm cho giáo viên phải đau đầu để tìm cách “cảm hóa”.

Nhiều giáo viên than thở rằng đã dùng nhiều biện pháp nhưng vẫn không hiệu quả mà còn phản tác dụng. Hiểu được nổi lòng đó, trung tâm gia sư Tiên Phong sẽ gợi ý cho giáo viên một vài phương pháp để dạy học cho các em này, đơn giản là gần gũi và nhận được sự tương tác tốt với những em cá biệt nhé!

Phương pháp dạy học sinh cá biệt

Khái niệm học sinh cá biệt:

Đầu tiên, mình hãy hiểu rõ một chút về khái niệm này nhé. Học sinh cá biệt là thuật ngữ mà nhà trường hay sử dụng đối với các em học sinh quậy phá, nghịch ngợm, hay đánh nhau, gây mất trật tự trong lớp và trường học. Các học sinh này thường hay bỏ học, trốn tiết hay trêu ghẹo các bạn trong lớp.

Các em này không tuân theo nội quy của nhà trường và thường làm theo ý của bản thân mình. Đa phần các em ở độ tuổi thiếu niên, nó biểu hiện tâm lý thay đổi ở tuổi mới lớn. Nếu không có cách khắc phục, các em học sinh này dễ dàng bị người xấu lôi kéo, dẫn đến các tệ nạn xã hội.

Xem thêm: Mất căn bản tiếng Anh? Lý do và cách học cho người mất căn bản

Phương pháp giáo dục:

1. Hãy đặt mình vào các em, hiểu được tâm lý của tuổi dậy thì:

Đây là độ tuổi mà tâm sinh lý thay đổi một cách rõ rệt. Những suy nghĩ trong đầu của mấy em cũng bị thay đổi rất nhiều. Lứa tuổi này thường thích thể hiện bản thân, chứng tỏ cho người khác thấy rằng mình đã lớn và thích tự do trong mọi hành động.

Cho nên, giáo viên cần tìm hiểu kỹ về tình hình học tập và tính cách của từng e học sinh. Bởi vì mỗi người một tính cách, nếu nắm được thì mình mới cảm hóa chúng được. Mỗi em sẽ có tâm lý và suy nghĩ khác nhau, vì thế không sử dụng một cách cho tất cả các em học sinh cá biệt.

Theo các chuyên gia tâm lý giáo dục thì đa phần tính cách và mọi hành vi của các em đều bắt nguồn từ hoàn cảnh gia đình. Có thể bố mẹ các em ly dị, các em đã trãi qua một sự tổn thương lớn, gia đình khó khăn, bị bạo hành về thể xác hay tinh thần,… Vì vậy, cách tốt nhất để giúp các em này thay đổi là sự nhẫn nại và quan tâm của giáo viên.

Xem thêm: Tác hại của Facebook với học sinh

2. Đừng phân biệt các em một cách quá rõ ràng:

Những cách xưng hô như “ học sinh cá biệt ”, “ vô học ”, “ vô trị ”, “ hư hỏng ” rất dễ làm các em tổn thương và phản kháng mạnh hơn. Nhưng nhiều giáo viên hoặc mọi người hay sử dụng những từ ngữ đó khi quá bực bội, điều này là hoàn toàn sai.

Khi lớp có 1 hoạt động gì đó để cả lớp tham gia thì GV hay phân biệt và ít cho các em này tham gia vì sợ hỏng hết công việc. Và còn nhiều nữa các vấn đề mà đôi khi chúng ta quá tách biệt các em ra khỏi lớp.

Các bậc phụ huynh và giáo viên ơi! Các em này cần sự quan tâm, tôn trọng và khích lệ của chúng ta nhiều hơn các em khác. Thay vì tách biệt, chúng ta hãy gần gũi, tạo mối quan hệ thân thuộc với các em để dễ dàng lắng nghe nó nói và khuyên dạy nó. Khi cảm thấy sự quan tâm, sự tôn trọng thì nó sẽ thay đổi.

Hãy khen thưởng, động viên nếu các em này làm được một điều gì đó cho lớp (dù lớn hay nhỏ). Nếu các thầy cô xa lánh, tách biệt hoặc dùng những từ ngữ không hay để nói với các em này thì các em sẽ rất tổn thương. Từ đó các em sẽ càng chống đối và nổi loạn hơn vì biết chẳng ai có thể hiểu mình được.

Xem thêm: Phương pháp đánh lụi trắc nghiệm

3. Hãy dùng chính tình yêu thương để thay đổi một con người:

Đã có rất nhiều giáo viên áp dụng phương pháp này và thành công. Nhiều em học sinh từ nghịch phá, hư hỏng, nổi loạn,…nhưng đã thay trước những bậc thầy cô có sự yêu thương khi dạy tụi nó. Sự yêu thương và chân thành sẽ đụng chạm được tới các em.

Giáo viên đừng quá tức giận, bực bội mà ghét các em thì càng khó để khuyên bảo và cảm hóa được những em hs này. Khi các em thấy được sự chân thành từ giáo viên của mình, thì các em bướng làm gì nữa.

Xem thêm: Làm sao để con vượt qua áp lực học hành

4. Hãy kết hợp với phụ huynh để dạy các em:

Nếu chỉ trên trường thôi thì chưa đủ, muốn thành công thì cha mẹ và thầy cô phải cùng kết hợp. Cả 2 phía đều dùng tình yêu thương, sự cảm thông để dạy các em. Kết hợp với phụ huynh cũng là cách để hiểu được nguyên nhân vì sao các em trở nên như vậy để có cách phù hợp.

Thường thì các nguyên nhân xuất phát từ gia đình, cho nên phải sửa từ trong gia đình mới là cách hiệu quả. Cả 2 phía phụ huynh và giáo viên nếu phối hợp ăn ý, các em học sinh này sẽ được thay đổi trong một thời gian ngắn.

Trên đây là những lời chia sẻ chân thành từ Trung tâm, hi vọng rằng sẽ giúp các bậc thầy cô có phương pháp để khuyên bảo những em học sinh này. Nếu có bất cứ khó khăn nào thì mọi người có thể comment để được giải đáp nhé!

4.3/5 - (11 bình chọn)

2 thoughts on “Phương pháp dạy học sinh cá biệt

  1. Nguyễn thị hải thùy says:

    Xin cho hỏi là tôi có 1 người cháu mới học lớp 1 nhưng đi học thi nghe cô giáo nói cháu lì hay bỏ ra khỏi lớp chơi hoặc gác chân lên bàn và ko chịu học và có thể cháu sẽ ko lên dc lớp 2 theo lời cô giáo nói đó là ở trường, còn ở nhà thì hình như cháu rất sợ ba nhưng sợ ntn thì tôi ko rõ lắm vì ko tiếp xúc vs gd tôi thường xuyên vì lí do mẹ của cháu mất từ cháu mới 1 tuổi và cháu sống vs bà nội và ba của cháu và cháu đã đc đi nhà trẻ từ rất sớm và có thời gian sống chung vs gd nhà cô cháu và thỉnh thoảng nhà ngoại mới dc chở về ngoại chơi trong ngày thôi vì ba cháu ko muốn cho nhà ngoại qua lại và chăm sóc cháu vậy nên cháu ko dc qua lại nhà ngoại nhiều nhưng mỗi lần dc về nhà ngoại chấu rất thíc và vui và cháu rất bk nghe lời theo gd ngoại quan sát thì cháu trầm tính và rất cộc tính nếu cháu đang chơi chung vs đứa e khác nhưng đứa e dành đồ thì cháu im im quất thằng e 1 cái liền chứ ko đôi co gì nhiều nhưng cháu rất ngoan và bk nghe lời .H cháu đang học lớp 1thì cô nói cháu quậy và lì nhưng ba cháu thì ko qtam máy và cho rằng con nick nên lì là bt và nghĩ rằng cháu học chậm kug bt vì cháu mới học lớp 1 nên ko cần học nhìu gd ngoại đã khuyên nhưng ba cháu ko thic và cho rằng ba cháu mới qdinh cho cháu dc.Nhà ngoại xg trường thăm cháu thì ba dặn cô giáo ko cho cháu gặp và đón cháu và ba cháu còn tranh thủ đi sớm để đón cháu sớm ko để gd chúng tôi gặp dc cháu. Vậy gd chúng tôi phải làm tn để giúp cháu tiến bộ hơn và học tập tốt hơn trong khi ba của cháu rất ích kỉ và bảo thủ ,cố chấp và ngang ngược như vậy ạ, xin trung tâm giúp đỡ để gd chúng tôi bk cách để giúp chái tốt hơn trong htap và csong sau này của cháu ạ .xin chân thành cảm ơn a. Chúng tôi chờ tin từ trung tâm ạ

  2. quyên says:

    e cũng là một đọc giả thôi, nhưng e nghĩ , bé rất thiếu thốn tình cảm chị ạ, ở nhà bé không được thoải mái và vui vẻ thược sự, vì cháu rất sợ ba, sợ rằng khoảng cách của hai cha con cũng ít gần gũi. khi đến nhà ngoại bé được thoải mái, được vui vẻ bé rất thích, nên tạo điều kiện cho con có không gian như vậy nhiều, còn bé cộc và có thể ở nhà cháu rất sợ ba nên không dám nói ra những gì mình nghĩ mình muons, dần dà thành thói quen nên cộc tính, và không muốn giải thích,tính thì chị hãy giải thích cho bé hiểu đó là hành động sai và tạo điều kiện giúp e sửa dần dần. Cái tuổi của bé tầm 6-7 tuổi đặc điểm tâm lí của bé làm ham chơi hơn học, bướng, lì nếu không được giáo dục thường xuyên và tận tình. Em nghĩ chị nên trao đổi trực tiếp với ba của cháu nếu cứ tiếp diễn như vậy e sợ cháu bị trầm cảm đó chị, sẽ bị tách hoặc tự tách mình ra khỏi bạn bè người thân, bị cô lập. Ba bé hãy hiểu, chia sẻ, gần gũi với bé hơn nữa, mẹ mất người quan trọng với bé lức này là cha, không ai thay thế được bên ngoại có yêu cũng chỉ giúp đc phần nào, đặc biệt là cha bé không muốn, muốn bé học tốt hơn chỉ có cách phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường mà thôi, cải thiện được tâm lí của trẻ cũng như tạo được hứng thú thì bé sẽ học tốt thôi ạ. Chúc gia đình thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone-icon
zalo-icon
facebook-icon