Bất kỳ phụ huynh nào khi nhận giấy mời của giáo viên chủ nhiệm đều hồi hộp chờ đợi xem thầy cô chủ nhiệm báo cáo kết quả học tập của con em mình như thế nào và mọi vấn đề khác liên quan đến các em học sinh. Tuy nhiên, họp phụ huynh thường diễn ra đơn điệu nên cũng có một số phụ huynh vắng mặt.

Để tổ chức buổi họp phụ huynh diễn ra tốt đẹp, thầy cô chủ nhiệm và nhà trường nên đưa ra những phương thức tổ chức mới và cải tiến nội dung họp phụ huynh học sinh.

Xem thêm: Học sinh lười học, chúng ta nên làm gì?

Họp phụ huynh là gì? Kinh nghiệm, tiến trình tổ chức 1 buổi họp PHHS

1/ Họp phụ huynh là gì?

Họp phụ huynh là hình thức do giáo viên tổ chức một buổi sinh hoạt có sự tham gia của thầy cô chủ nhiệm, phụ huynh và ban cán sự lớp nhằm thảo luận và giúp các em giải quyết các vấn đề học tập, hạnh kiểm, tất cả các sinh hoạt trong lớp nhằm giúp các em học tốt.

Xem thêm: Mẹo để học tốt các môn toán lý hóa

2/ Giáo viên cần đưa ra những phương pháp và nội dung gì khi tổ chức họp phụ huynh? (quá trình tổ chức họp phụ huynh)

Phụ huynh thường ngán ngẩm nếu giáo viên chủ nhiệm trình bày vấn đề học tập, hạnh kiểm, sinh hoạt của các em học sinh quá dài dòng và thời lượng ngồi họp từ nửa tiếng đến hai tiếng.

Điều này dễ khiến phụ huynh nhanh chóng bỏ về hoặc đưa ra lý do không đến vì đằng nào thì họ cũng biết được kết quả học tập của con em mình thông qua sổ liên lạc.

Vậy GVCN cần đưa ra những phương pháp tổ chức mới và cải tiến nội dung trình bày trong buổi họp:

  • Gửi thư mời họp phụ huynh đến nhà: thư mời phải đánh bằng văn bản nêu rõ ngày, tháng, năm, giờ, nội dung họp ngắn gọn, rõ ràng, viết rõ người nào đi họp phụ huynh.
  • Thầy cô chủ nhiệm phân công ban cán sự lớp dọn sạch lớp, sắp xếp bàn ghế ngay hàng thẳng lối, lau chùi bảng, lau dọn cửa sổ, cửa ra vào.
  • Viết rõ danh sách tên của phụ huynh vào họp, khi phụ huynh vào lớp, giáo viên chủ nhiệm đề nghị phụ huynh viết rõ họ tên mình trong danh sách, sắp xếp chỗ ngồi cho phụ huynh theo vị trí của con em họ ngồi trong lớp.
  • Nêu rõ nội dung trình bày vấn đề học tập, hạnh kiểm, sinh hoạt của các em. Nêu ra những điểm tích cực và tiêu cực của mỗi em học sinh.
  • Tham khảo ý kiến của phụ huynh về tình hình học tập, hạnh kiểm của các em học sinh
  • Phối hợp với phụ huynh đưa ra những phương pháp vừa nhẹ nhàng vừa nghiêm khắc, động viên những em học sinh nghèo vượt khó thông qua sự hỗ trợ tài chính của giáo viên và tập thể phụ huynh. Khuyến khích một số em học sinh yếu cố gắng học khá, học giỏi khi đưa ra những phần thưởng
  • Thầy cô chủ nhiệm đề nghị phụ huynh nên quan tâm đến việc học của các em nhiều hơn, chú ý rèn luyện cách ứng xử của một số em cá biệt.
  • Thầy cô chủ nhiệm nên tổ chức các buổi dã ngoại cho phụ huynh và các em để hai bên cùng trao đổi, hiểu nhau cùng chia sẻ với nhau do ở nhà nhiều phụ huynh quá bận lo kiếm tiền mà thiếu sự quan tâm, dạy bảo hay không có những chuyến đi chơi xa.
  • Giáo viên chủ nhiệm thông báo vấn đề tài chính của lớp để phụ huynh nắm rõ , đề nghị phụ huynh mỗi người đóng góp một ít tiền vào quỹ lớp để hỗ trợ việc học và sinh hoạt của các em trong trường.
  • Lưu lại các số điện thoại của phụ huynh để giáo viên tiện liên lạc.

Xem thêm: Ba mẹ có nên tự mình dạy con

3/ Những điều cần lưu lý khi họp phụ huynh (kinh nghiệm tổ chức họp phụ huynh)

  • Giáo viên chủ nhiệm không nên trình bày quá dài dòng vế bất kỳ vấn đề nào của học sinh.
  • Trình bày ngắn gọn, rõ ràng nội dung học tập của các em học sinh, hạnh kiểm.
  • Phải kiên nhẫn lắng nghe, không ngắt lời khi phụ huynh đang nói.
  • Nếu phụ huynh nóng tính, tỏ thái độ gay gắt, nói chuyện thô tục không chấp nhận lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm đối với con em mình thì giáo viên chủ nhiệm phải cố gắng giải thích nhẹ nhàng, rõ ràng, có chính kiến của mình, nói chuyện mạnh dạn, kiên định, không theo những ý kiến vô lý của phụ huynh.
  • Hãy đưa ra những dẫn chứng cụ thể về năng lực học tập của mỗi em học sinh để phụ huynh quan tâm hơn đến con em mình, đưa ra những phương cách giải quyết cụ thể đối với từng học sinh.
  • Tránh kể ra những hành động tiêu cực của học sinh trước lớp thay vào đó giáo viên chủ nhiệm hãy viết mấy lời nhận xét về học tập, hạnh kiểm, sinh hoạt của học sinh thông qua sổ liên lạc.
  • Thông báo cho phụ huynh biết chương trình dạy học của từng giáo viên bộ môn, kỳ thi hoặc bất kỳ vấn đề gì liên quan đến học tập, sinh hoạt của các em tại trường.

4/ Họp phụ huynh đem lại lợi ích gì cho phụ huynh và học sinh?

  • Họp phụ huynh giúp phụ huynh hiểu rõ năng lục học tập của các em
  • Thầy cô chủ nhiệm sẽ phát huy năng lực học tập của các em học sinh giỏi, rèn luyện các em học sinh cá biệt thành học sinh khá.
  • Học sinh sẽ chăm học, ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô do các em được sự khuyên dạy của phụ huynh
  • Thầy cô sẽ chủ động hơn sắp xếp thời gian để giảng dạy, đào tạo các em học sinh.
  • Họp phụ huynh giúp giảm tỷ lệ các em bỏ học, trốn học, đánh bạn, trộm cắp.
  • Các em học sinh tham gia các hoạt động của nhà trường tổ chức, hoặc do nhà trường đưa đi thi tuyển các môn khoa học tự nhiên
  • Phụ huynh sẽ tự do trinh bày bất kỳ vấn đề nào liên quan đến giáo viên, mọi vấn đề tập, sinh hoạt của các em tại trường.

Xem thêm: Phương pháp dạy học sinh cá biệt

Qua những phương thức và kinh nghiệm tổ chức họp phụ huynh như đã đưa ra thì giáo viên chủ nhiệm có thể hạn chế những việc thiếu sót có thể xảy ra để buổi họp phụ huynh được hiệu quả.

Để buổi họp phụ huynh được hiệu quả hơn thì giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh nên trao đổi cởi mở, góp ý chân thành, không chỉ trích nặng nề đối với học sinh cá biệt, đưa ra phương pháp giải quyết xử lý hợp lý, tế nhị đối với mỗi em học sinh thì phụ huynh và các em học sinh sẽ hợp tác nhiệt tình với thầy cô chủ nhiệm.

3.6/5 - (8 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone-icon
zalo-icon
facebook-icon