SỰ KHÁC NHAU GIỮA SINH VIÊN VÀ HỌC SINH
SỰ KHÁC NHAU GIỮA SINH VIÊN VÀ HỌC SINH

Trung tâm gia sư Tiên Phong đã tìm hiểu và có những so sánh về thế giới giữa sinh viên và học sinh theo bảng dưới đây. Đây là những chắt lọc từ cuộc sống thường nhật được thể hiện một cách hài hước!!!

>> 1 bài viết khác về Sự khác biệt giữa học sinh và sinh viên

Trang phục

Học sinh
– Đồng phục tùy theo trường
– Balo chung
– Không được trang điểm/ nhuộm tóc

Sinh viên
– Tự do, thoải mái
– Balo kiểu, riêng biệt
– Được trang điểm, nhuộm tóc…

Điểm số

Học sinh
– Điểm càng cao, càng tốt

Sinh viên
– Không cần cao, chỉ cần 5 điểm qua môn để không bị đóng tiền học lại

Giờ giấc

Học sinh
– Đi học đúng giờ, nếu không sẽ bị kỉ luật, khắt khe về giờ giấc
– Nghỉ học có phép/ không phép đều được kê khai rõ ràng về thời gian.
– Học đầy đủ các ngày trong tuần (trừ Chủ Nhật)
– Cố định theo thời khóa biểu

Sinh viên
– Đi học muộn không thành vấn đề, thầy cô thoải mái về giờ giấc
– Nghỉ học không cần phép
– Học một tuần 4 – 5 buổi
– Tự do chuyển giờ học

Tài liệu

Học sinh
– Học trong sách giáo khoa của Bộ giáo dục

Sinh viên
– Học mỗi môn là một quyển tài liệu dày cộp, có thể có giáo trình bằng tiếng nước ngoài

Phương thức học

Học sinh
– Tự học nhưng có sự hướng dẫn của thầy, cô
– Đi học thêm để biết được nhiều kiến thức
– Thư viện không được tận dụng tối đa
– Hoàn thành bài đầy đủ

Sinh viên
– Tự học là chính
– Tự mày mò các bài giải, bài giảng của giáo viên
– Làm đề tài tiểu luận
– Thuyết trình thường xuyên
– Tự nghiên cứu tài liệu
– Tận dụng thư viện tối đa nhất có thể
– Hoàn thành bài tập sơ sài

Tập vở, dụng cụ Học tập

Học sinh
– Một môn viết nhiều quyển, mỗi môn tối thiểu một quyển khác nhau
– Bao bì đẹp đẽ, dán nhãn đầy đủ, giữ gìn cẩn thận
– Phân biệt tiêu đề và nội dung hai màu mực khác nhau
– Bút chì, bút bi, thước kẻ, gôm, bút dạ quang, nháp…

Sinh viên
– Một quyển viết nhiều môn
– Không bao bì cẩn thận
– Nguyên quyển tập chỉ ghi một màu
– Laptop là công cụ học tập chính yếu nhất

Thầy cô quản lí

Học sinh
– Gọi là giáo viên chủ nhiệm
– Nói về tình hình học tập, hạnh kiểm, phong trào thi đua của lớp một cách chi tiết
– Quan tâm, để ý tới trạng thái của học sinh

Sinh viên
– Gọi là cố vấn học tập
– Đưa ra những lời khuyên về tình hình học tập, những vấn đề của xã hội liên quan đến chuyên ngành và việc làm sau này
– Không quan tâm, chăm chú đến sinh viên quá nhiều

Trong lớp

Học sinh
– Chép bài kĩ càng, không bỏ sót
– Chăm chú nghe giảng bài
– Một phòng học chỉ tối đa 50 học sinh hoặc ít hơn

Sinh viên
– Dùng điện thoại có thể ghi âm, chép hết bài về những nội dung giảng viên giảng dạy
– Hay ngủ gật vì lời giảng
– Một phòng có thể chứa từ vài chục – vài trăm sinh viên theo học một môn

Hình thức thi

Học sinh
– Kiểm tra 15’, 1 tiết hay thi học kì đều phải kiểm tra tập trung

Sinh viên
– Chỉ làm kiểm tra chung vào cuối kì
– Giữa kì tùy theo cách dạy của Giảng viên

Các thứ khác

Học sinh
– Thứ Hai nào cũng phải sinh hoạt cuối giờ
– Du lịch dưới sự giám sát của nhà trường
– Ăn và lo học
– Thời gian là vàng là ngọc
– Nhớ cả tên lẫn họ
– Học theo giáo viên mà trường sắp xếp

Sinh viên
– Không chào cờ đầu tuần
– Tự tổ chức đi du lịch, tham quan
– Đi làm kiếm thêm thu nhập trang trải tiền học
– Thoải mái về thời gian
– Không nhớ hết tên bạn bè trong lớp
– Tự do lựa chọn giảng viên muốn theo học

Video của Bach Khoa Entertainment Team

3.7/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone-icon
facebook-icon