Chứng Rối loạn phổ tự kỷ được xem là một cái ô bao phủ nhiều cái rắc rối của trẻ em – Chỉ cần thấy con chậm nói, gọi không quay lại, có hành vi đi nhón gót, xoay tròn …. Là đã có cơ sở đế dán cho trẻ cái nhản tự kỷ . Đưa trẻ đi khám, trẻ bám chặt mẹ, khóc la, không trả lời các câu hỏi của bác sĩ, không biết cầm đồ chơi hay phản ứng mạnh khi có sự ôm ấp, vuốt ve …cũng có khả năng thành tự kỷ .
Ngay cả một đứa trẻ hoạt động liên tục , không quan tâm đến các biện pháp tương tác xung quanh, không tập trung vào đồ chơi hay công cụ .. bố mẹ, thầy cô đều không kiểm soát được hành vi đều có khả năng chẩn đoán là tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý ( ADHD) .
Thế rồi khi một đứa trẻ có các biểu hiện rối loạn về thăng bằng, thích sờ chạm hay tránh né tiếp xúc , có phản ứng với những âm thanh hay ánh sang một cách bất thường . Có xu hướng thích nếm, ngửi các chất liệu mùi vị không ở mức bình thường … được gọi là rối loạn xử lý cảm giác, , nhưng vẫn không được xem đó là những rối loạn khác biệt với tự kỷ , mà vẫn coi đó là những triệu chứng của tình trạng ..tự kỷ !
Chúng ta nên phân biệt 3 hội chứng có nhiều điểm chung – nhưng vẫn có những khó khăn cốt lõi khác nhau là : Hội chứng Tự Kỷ ( ASD) có khó khăn cốt lõi là hạn chế khả năng giao tiếp xã hội – Có hành vi rập khuôn và khó khăn về ngôn ngữ diễn đạt.
Hội chứn Tăng động – Gi3m chú ý ( ADHD) có khó khăn cốt lõi là không có khả năng kiểm soát hành vi – kém khả năng tập trung chú ý và khó khăn về nhận thức .
Hội chứng Rối loạn xử lý cảm giác ( SMD) Có khó khăn cốt lõi là rối loạn các khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin về cảm giác – sự thăng bằng và cảm nhận bản thân .
Như thế dù có những biểu hiện giống như trẻ tăng động /kém chú ý hay tự kỷ nhưng trẻ rối loạn cảm giác không phải là tự kỷ hoặc tăng động . Bởi vì tình trạng rối loạn cảm xúc có liên quan đến 5 giác quan và 2 hệ thống cảm giác là Hệ tiền đình và hệ Cảm thụ bản thể , đồng thời còn được chia làm 3 tình trạng khác nhau là :
Loại I. Rối loạn điều chỉnh cảm giác (SMD) Đây là một loại khó khăn khi trẻ tiếp nhận các thông tin kích thích về cảm giác như tần suất, mức độ tác động khiến trẻ khó đưa ra những đáp ứng phù hợp.
Loại 2. Rối loạn vận động có liên quan đến cảm giác (SBMD) Loại rối loạn này xuất hiện khi sự tiếp nhận thông tin về cảm giác của hệ cảm nhận bản thân và hệ tiền đình bị sai lệch hoặc xử lý không chính xác.
Loại 3. Rối loạn phân biệt cảm giác (SDD) Rối loạn này khiến cho trẻ khó phân biệt được những cảm giác giống nhau.
Ba loại này là nằm trong 2 khu vực phản ứng : Một là NHẠY CẢM ( Đi tìm cảm giác hay tăng nặng cảm giác ) Một loại ngược lại là VÔ CẢM ( Tránh né cảm giác hay trơ lỳ với cảm giác ) được phân phối cho 5 giác quan ( mắt nhìn / tai nghe/ tay sờ / mũi ngửi / lưỡi nếm ) thành 10 loại cảm giác CÓ SỰ RỐI LOẠN khác nhau . Điều này cho thấy sự phức tạp cũng không kém gì tình trạng tự kỷ hay tăng động kém chú ý .
Có người đặt vấn đề là các tài liệu sách vở viết về tình trạng Rối loạn cảm giác cũng rất nhiều , phân biệt khá chi tiết và cũng đã có những biện pháp xử lý khác nhau. Nhưng không đưa ra được NGUYÊN NHÂN dẫn đến tình trạng này . Quả thực, đây là một thách thức, mà trên thực tế thì cho đến nay NGUYÊN NHÂN của các chứng rối loạn phát triển như Tự kỷ, tăng động kém chú ý, chậm phát triển và những rối loạn cảm giác của trẻ vẫn còn được lý giải chưa thật rõ ràng, đầy đủ . Nói cách khác là cho đến nay thì nguyên nhân dẫn đến các rối loạn này vẫn còn mập mờ chưa thể xác định .
Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể xác định được các rối loạn về cảm giác của trẻ một cách đầy đủ, phân biệt được từng loại rối loạn tương ứng với từng giác quan – Đồng thời phân biệt được đâu là ttrẻ rối loạn xử lý cảm giác ( SMD) , đâu là trẻ tự kỷ (ASD) hay trẻ tăng động giảm chú ý ( ADHD) thì việc xây dựng kế hoạch can thiệp cá nhân sẽ đi vào trọng tâm và có thể đưa ra những giải pháp hay mục tiêu cụ thể , rõ ràng hơn .
Như vậy, bên cạnh các hoạt động can thiệp về ngôn ngữ, vận động, nhận thức …còn có một hoạt động khá thú vị là can thiệp về cảm giác dành cho những bạn có hứng thú với tình trạng này . Bởi vì việc điều hòa cảm giác một cách hợp lý và hiệu quả, sẽ là nền tảng rất tốt giúp cho trẻ có được sự ổn định và nâng cao khả năng tập trung chú ý – một yếu tố cần thiết để việc can thiệp có hiệu quả tốt hơn rất nhiều .
LÊ KHANH