Bộ giáo dục vừa ban hành quyết định tiếng Hàn và tiếng Đức là hai môn ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông 10 năm (từ lớp 3 đến lớp 12).

Có một số người bất ngờ và thấy quyết định này chưa thật thuyết phục. Cá nhân tôi thì ủng hộ vì thấy đây là một quyết định đúng đắn.

Ở Mỹ trong trường phổ thông luôn có môn ngoại ngữ thứ 2, là môn học sinh học bắt buộc, nhưng được quyền tự chọn một trong số các ngoại ngữ phổ dụng trên thế giới bao gồm: Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đức… Điều ấy cũng có nghĩa là khi tốt nghiệp phổ thông, học sinh Mỹ biết ít nhất một ngoại ngữ.

gia su day kem tieng Han

Việc học sinh chọn ngoại ngữ nào cũng chính là bước đầu tiên của việc định hướng nghề nghiệp. Các em bắt đầu suy nghĩ mình học ngôn ngữ này để làm gì, dùng vào việc gì, giao tiếp với ai, tỷ lệ người trên thế giới nói ngôn ngữ này chiếm bao nhiêu %, qui mô các nền kinh tế nói ngôn ngữ này lớn hay bé, lớn đến đâu…,

Vậy thì học sinh Việt Nam học thêm các ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh là rất đúng. Đúng bởi tiếng Anh tuy phổ biến nhưng không phải là ngoại ngữ duy nhất trong giao thương quốc tế của người Việt. Nếu tính giao thương quốc tế thì Việt Nam có quan hệ làm ăn rất nhiều với người Hoa (bao gồm cả Trung Hoa lục địa, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia), người Nhật, người Hàn Quốc, khối EU (tiếng Pháp, tiếng Đức).

Trước đây tôi cứ nghĩ giao thương quốc tế chỉ cần tiếng Anh là đủ, nhưng thực tế thì không phải, rất nhiều doanh nhân người Hoa, người Nhật, người Hàn Quốc không thạo tiếng Anh, thế nên có một tỷ lệ nhất định người Việt biết tiếng Hoa, tiếng Nhật, tiếng Hàn là rất cần thiết và có lợi ích cả trước mắt lẫn lâu dài.

Hiện tại kinh tế Việt Nam đang có mối quan hệ rất mật thiết với Hàn Quốc. Theo thống kê hiện có cỡ 300.000 người Hàn Quốc đang làm ăn sinh sống tại Việt Nam và xu thế còn tiếp tục tăng. Có rất nhiều người Hàn Quốc có ý định định cư lâu dài ở Việt Nam (có những người sang Việt Nam đã 7-8 năm chưa một lần quay lại Hàn Quốc). Năm 2020, chỉ riêng Samsung đã xuất khẩu 57 tỷ USD (chiếm trên 20% kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Samsung gần như đã chọn Việt Nam là đại bản doanh thứ 2.

Chính vì vậy bộ GDĐT chọn tiếng Hàn là một trong những ngoại ngữ 1, trong chương trình giáo dục phổ thông là hợp lý và đúng xu thế, đúng thực tiễn. Thế nhưng Bộ GDĐT đừng nên triển khai theo lối cũ là bắt trường này, lớp này 100% học sinh phải học tiếng Hàn, trường kia phải học tiếng Nhật, trường kia phải học tiếng Hoa, mà hãy để học sinh tự chọn tiếng, khi đã chọn thì đến giờ ngoại ngữ đến lớp tiếng ấy (trong trường) mà học.

Việc của bộ GDĐT là làm cách nào để số học sinh chọn các ngoại ngữ tương ứng với tỷ lệ người nói ngôn ngữ ấy trên thế giới, tương ứng với qui mô giao thương kinh tế, văn hoá của Việt Nam với các quốc gia ấy. Cá nhân tôi thấy tỷ lệ sau đây là tỷ lệ vàng: tiếng Anh 50%, tiếng Trung 15%, tiếng Nhật 10%, tiếng Hàn 10%, các tiếng Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Italy, Nga… 15%.

Nên chăng Bộ GDĐT nên đổi mới giáo dục bắt đầu bằng đổi mới việc học ngoại ngữ?

Bài viết của anh Đỗ Cao Bảo sáng lập tập đoàn FPT

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone-icon
zalo-icon
facebook-icon